Vì sao giới trẻ ngày càng sợ về quê ăn Tết?


Ngày nay càng nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng đến tuổi "cập kê" nhưng còn độc thân. Việc gia đình càng hối thúc khiến họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như ép hôn, thúc cưới... Thực trạng trên khiến dịch vụ “thuê bạn gái, bạn trai về quê ăn Tết” ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.

Tuyến bài Bi hài thuê người yêu ăn Tết sẽ mang đến cho độc giả những câu chuyện dở khóc dở cười vì trào lưu này. 

Vì sao giới trẻ ngày càng sợ về quê ăn Tết? - 1

Ngày càng ít người trẻ cảm thấy háo hức về quê trọn vẹn.

Trong những ngày giáp tết, sẽ có hàng triệu bạn trẻ về quê ăn Tết. Tuy vậy đối với không ít thanh niên, khái niệm “về quê” đã không còn chứa đựng sự ấm áp, thay vào đó là áp lực ngày một lớn.

Trước những kỳ vọng của người thân và gia đình, công việc của họ gần như “chưa thấm vào đâu”. Còn trong cuộc sống họ phải đối mặt với hai áp lực lớn như trụ chân ở thành phố và kỳ vọng của gia đình. Hai vấn đề này khiến giới trẻ thực sự không mong muốn trở về.

Phần lớn những người ở quê sau khi tốt nghiệp đều mong muốn bám trụ lại ở thành phố và không muốn về quê. “Không còn mặt mũi nào mà về” đang trở thành gánh nặng của nhiều người trẻ hiện nay.

Ngoài ra, tết đến cũng kèm theo vô số “nỗi sợ” đối với giới trẻ, bao gồm 9 nỗi sợ hãi lớn nhất, gồm: sợ được ít tiền mừng tuổi, sợ các buổi tiệc tùng xuân, sợ bị giục cưới, sợ bị hỏi tiền lương, sợ phải lì xì tặng quà, sợ đám cháu trai cháu gái, sợ kẹt xe, sợ tụ tập bạn học, sợ thêm tuổi…

Vì sao giới trẻ ngày càng sợ về quê ăn Tết? - 2

Bao nỗi sợ hãi khi Tết đến.

Tết đến còn tượng trưng cho sự đoàn viên, thế nhưng có người vui nhưng cũng có người buồn. Người vui vì con cái cuối cùng cũng được tụ họp với gia đình, cha mẹ, người buồn thì vì con cái đến giờ vẫn chưa yên  bề gia thất, con cái đi làm xa bao năm đến giờ vẫn chưa mua được căn nhà…

Đặc biệt giới trẻ còn phải đối mặt với sự “khủng bố” và những câu hỏi “quan tâm” quá mức nhiệt tình của đám bạn bè thân hữu. Tất cả trở thành những nỗi muộn phiền chỉ biết chôn chặt trong lòng giới trẻ ngày nay.

Do đó rất nhiều bạn trẻ cảm thấy sợ hãi khi phải về quê, họ muốn được một mình nơi đất khách quê người với mong muốn tìm được sự yên tĩnh và thanh thản, nhẹ nhàng.

Vì sao giới trẻ ngày càng sợ về quê ăn Tết? - 3

Người lớn lại có quan niệm trái ngược với giới trẻ.

Ngược lại, trong quan niệm của các bậc sinh thành, quan tâm con cái chính là hỏi thăm về đời sống lẫn công việc của bọn trẻ. Vì vậy người lớn thường xuyên tỏ ra quan tâm với mong muốn có thể giúp con cái hết mình.

Thế nhưng ranh giới giữa quan tâm chính đáng và không phù hợp lại khá mong manh. Có thể coi như vấn đề mà người lớn gặp phải xuất phát từ sự ân cần và thiện ý. Tuy vậy đối với giới trẻ, thiện ý đó vô tình lại trở thành vấn đề khiến họ “câm lặng”.

Đặc biệt sự quan tâm như vậy thực sự không phù hợp với cách nghĩ của giới trẻ ngày nay. Ngày càng có nhiều bạn trẻ cảm nhận tình yêu, lương bổng… thuộc phạm trù cá nhân và không muốn bị truy hỏi quá nhiều.

Vì sao giới trẻ ngày càng sợ về quê ăn Tết? - 4

Áp lực có nhà, kết hôn và sinh con mà giới trẻ luôn phải chịu đựng.

Một thực tế phổ biến trong xã hội ngày nay vẫn tồn tại quan niệm về cuộc sống theo lối truyền thống “xây nhà đẹp, lấy vợ ngoan và sinh con hiền”.

Thực tế rất ít người có thể tuân theo cái gọi là “quy luật trên. Nếu giới trẻ không tuân theo truyền thống kết hôn có con sẽ bị nghi ngờ và trở thành kẻ bất thường. Trong khi xã hội Âu Mỹ mọi người đều tụ họp vui vẻ, cười nói và bàn bạc về những chuyến du lịch.

Còn đối với xã hội Trung Quốc, một bầu không khí đầy áp lực trong gia đình, mọi người luôn đặt tiêu chuẩn về sự thành công là phải tậu được nhà, tổ chức đám cưới và sinh con đẻ cái.

Rút cục, một xã hội có sự tôn trọng về cuộc sống cá nhân cũng như công việc của họ, xã hội đó sẽ bớt áp lực, đặc biệt đối với giới trẻ, những chủ nhân tương lai của xã hội.

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét