Bà Trần Vũ Quỳnh Anh (áo vàng)
Phải có câu trả lời về tài sản “khủng”
Thông báo nêu là bà Quỳnh Anh đã “kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định”, song, trong giai đoạn từ 4/2012 đến 23/9/2016 “chưa phát hiện được có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản”. Ông bình luận thế nào về nội dung trên?
Đối với vấn đề liên quan đến kê khai tài sản của cô Quỳnh Anh, trước đây có dư luận phản ánh là kê khai không nghiêm túc, tài sản có dấu hiệu bất minh. Vậy mà kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa lại cho rằng vì nghỉ việc rồi nên không có điều kiện xác minh là điều rất đáng tiếc. Nghỉ rồi nhưng dư luận có nêu các vấn đề thì các cơ quan chức năng vẫn phải vào cuộc và xử lý thỏa đáng chứ. Chúng ta có nhiều cơ quan quản lý mà. Không có công dân nào hoạt động ngoài pháp luật cả. Bất kỳ một công dân nào thấy có dấu hiệu “mờ ám” thì từ tổ dân phố, chính quyền địa phương, cho đến các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc làm rõ. Vì thế tới đây cần phải tiếp tục làm rõ tài sản của cô Quỳnh Anh để trả lời cho dư luận biết.
Thế còn việc hồ sơ gốc của cô Quỳnh Anh không còn được lưu trữ ở Sở Xây dựng, khiến dư luận nghi ngờ có việc “đánh tháo”, tiêu hủy hồ sơ?
Những băn khoăn trên là hoàn toàn đúng. Nó cũng bộc lộ có điều gì đó khuất tất. Do đó cũng cần phải làm rõ, vì sao lại có việc này.
Ngay cả việc kết luận cô Quỳnh Anh thiếu trung thực trong việc khai hồ sơ Đảng thì cũng cần phải làm rõ vì sao lại để “lọt”. Theo tôi, chỉ có hai lý do: Thứ nhất là do quá hời hợt, thấy người ta giới thiệu thì cho vào và thứ hai là vì lợi ích cá nhân. Trong lợi ích cá nhân thì cũng cần làm rõ có bị ai tác động không. Vì thế, tới đây cần phải tiếp tục làm rõ xem những ai đã giới thiệu cô Quỳnh Anh vào Đảng. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc kiểm tra, kết nạp cô ấy vào Đảng. Nếu đã làm đến nơi đến chốn thì phải như thế. Ông cha ta bảo thế nó mới ra “tổ con chuồn chuồn” mà. Nó ra các ngóc ngách, vì sao lại như thế.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư.
Làm rõ ai nâng đỡ, tác động đến quy trình
Liên quan đến sự việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh, trong kết luận của tỉnh Thanh Hóa có đề cập đến trách nhiệm của nguyên Giám đốc Sở Xây dựng là ông Ngô Văn Tuấn (nay là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) đã bỏ qua hàng loạt quy định về trình độ, tiêu chuẩn để bổ nhiệm bà Quỳnh Anh. Giám đốc Sở Xây dựng hiện tại thì ký quyết định nghỉ việc, rồi làm thất lạc hồ sơ... Vậy với hai trường hợp đang là tỉnh ủy viên này thì việc xử lý như thế nào?
Đây là việc không có khó khăn gì cả, bởi gì các quy định của Đảng, của nhà nước đều đầy đủ. Nếu là tỉnh ủy viên thì thuộc diện tỉnh ủy quản lý, ban thường vụ phải có ý kiến, uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy cũng phải vào cuộc.
Theo đó, việc đầu tiên là yêu cầu hai đồng chí giải trình những vấn đề mà dư luận đang đặt ra. Tuy nhiên để bảo đảm khách quan, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ cũng phải tiến hành giám sát, làm rõ lý do, nguyên nhân vì sao đề bạt thần tốc như thế.
Tiếp đến là việc “mất hồ sơ” và cho cô ấy nghỉ việc. Làm rõ xem nguyên nhân sâu xa ở đây là cái gì. Ai là người mà cô ấy có thể dựa vào mà có quyền uy như thế. Thực ra việc này không khó gì hết. Dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân người ta biết cả. Cần phải làm đến cùng để rút ra bài học cho công tác tổ chức cán bộ.
Nhưng nhiều người nói rằng cô ấy có nhiều “quan hệ”, làm đến cùng là không dễ?
Các mối quan hệ cũng cần làm rõ. Tôi nghe nói có mối quan hệ gì đó. Bây giờ làm rõ đi. Nhưng vấn đề ở đây không phải bé xé ra to mà ý nghĩa của nó là một bài học về quản lý. Thế thì đã làm thì phải làm thành bài học để rút kinh nghiệm. Ví như ngoài những cán bộ, đơn vị quản lý trực tiếp cô đó thì còn có ai khác nữa không? Nếu có thì đó là ai? Ai mà lại có đủ quyền lực để tác động đến các cấp ngành làm sai quy trình để quy hoạch, bổ nhiệm cô ấy?
Đây là dịp rất tốt để biết, nhìn nhận vấn đề như thế. Không có ngại gì cả. Có anh nào ngăn cản không? Còn lo “bứt dây động rừng” thì đây cũng là dịp để xem “rừng” đó đến tận đâu. Như thế để thấy nhóm lợi ích như thế nào. Chứ nếu chỉ kỷ luật bí thư chi bộ thì chẳng có nghĩa lý gì.
Có hay không chuyện “hối lộ tình cảm”?
Thời gian gần đây dư luận thường nói đến vấn đề hối lộ tình cảm, đổi tình lấy chức vụ. Bản thân cô Quỳnh Anh cũng bị đồn có “bồ lớn”. Vậy ông nhìn nhận thế nào về vấn đề trên?
Thời tôi thì cũng có những râm ran về vấn đề này. Còn thời gian gần đây, báo chí có nêu vấn đề lớn hơn là có “tham nhũng tình cảm” hay không. Có những chuyện như vậy trong cuộc sống. Đảng cũng đã có quy định xử lý đảng viên suy đồi đạo đức và lối sống. Pháp luật cũng quy định biện pháp xử lý. Vấn đề cần phải làm rõ ai hối lộ và ai nhận hối lộ tình cảm để xử lý.
Thời gian gần đây liên tục có lình xình trong bổ nhiệm, theo ông tình hình này như thế nào, nguyên nhân ra sao?
Bổ nhiệm thần tốc thì vẫn có cái kiểu như đưa người thân quen vào, mà người ta đúc kết là công tác cán bộ ở một số nơi là: “thứ nhất quan hệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba tiền tệ, cuối cùng mới đến trí tuệ”. Cái đó có dư luận từ nhiều năm nay rồi. Phải lên án và tiếp tục đấu tranh. Tới đây cũng cần rà soát lại các đồng chí có vấn đề, xem quá trình đề bạt thế nào, thăng tiến ra sao. Nếu có sai phạm thì phải xử lý để đem lại niềm tin cho người dân.
Cảm ơn ông.
Các mối quan hệ cũng cần làm rõ. Tôi nghe nói có mối quan hệ gì đó. Bây giờ làm rõ đi. Nhưng vấn đề ở đây không phải bé xé ra to mà ý nghĩa của nó là một bài học về quản lý. Thế thì đã làm thì phải làm thành bài học để rút kinh nghiệm. Ví như ngoài những cán bộ, đơn vị quản lý trực tiếp cô đó thì còn có ai khác nữa không? Nếu có thì đó là ai? Ai mà lại có đủ quyền lực để tác động đến các cấp ngành làm sai quy trình để quy hoạch, bổ nhiệm cô ấy? Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Vũ Quốc Hùng |
Việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm “thần tốc” khiến dư luận tại Thanh Hóa chưa hết xôn xao, thì quyết định...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét