Thức ăn nhanh, béo phì và dậy thì sớm: Phụ huynh đừng ép con mình "chín" sớm


Đổ lỗi cho bim bim

Cho con đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương vì nghi dậy thì sớm, chị Bùi M.L trú Sơn Tây, Hà Nội tâm sự: Con gái chị 7 tuổi nhưng cháu lớn hơn các bạn. Gần đây chị thấy con cao vống lên, có lông mu nên chị cho con đi kiểm tra.

Kết quả xét nghiệm và chiếu chụp bác sĩ nghi cháu dậy thì sớm và phải theo dõi điều trị.

Thức ăn nhanh, béo phì và dậy thì sớm: Phụ huynh đừng ép con mình "chín" sớm - 1

Bác sĩ Thục khám cho bệnh nhi

Chị L. cho biết vợ chồng chị có hai cháu, đây là cháu lớn và hiện nay hai vợ chồng chị làm dưới Hà Nội nên con gửi ông bà ở quê chăm sóc. Mỗi lần đi làm về, chị thấy hai chị em mỗi đứa một gói bim bim, lúc thì xúc xích. Ông bà chiều nên thấy cháu đòi mua gì là đồng ý mà không biết rằng những thứ đó không tốt cho sức khoẻ.

Ăn vặt nhiều, chị L. không biết rằng con mình đứng trước nguy cơ dậy thì sớm. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân dậy thì sớm một phần do ăn uống gây ra béo phì. Nhìn cháu bé mới 7 tuổi đã nặng 31 kg, chị L. nhìn con không khỏi xót xa.

Bác sĩ Phạm Thị Thục tâm sự, hàng ngày tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện An Việt, bà còn gặp cháu bé mới 13 tuổi nhưng đã nặng hơn 80 kg. Bố mẹ cháu kể, cháu dậy thì từ rất sớm - từ năm lớp 3 cho đến lớp 4 - nhưng bố mẹ nghĩ đó là bình thường. 

Do bố mẹ đi làm suốt, nên mỗi lần đi học về, cháu tự mở tủ lạnh, có gì ăn nấy. Đến bữa bố mẹ gọi xuống ăn cơm. Cứ như thế, chẳng ai để ý đến cân nặng của cháu.

Chỉ đến khi bé kêu mệt mỏi trong người, đi lại ì ạch, bố mẹ cháu mới cho con đi tư vấn dinh dưỡng. Bác sĩ kiểm tra đường máu thấy cao bất thường nên gửi cháu xuống điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương.

Nên theo dõi cân nặng và cả chiều cao của con 

Hàng ngày BS Thục gặp rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh liên quan đến thức ăn nhanh có gây dậy thì sớm không? Bác sĩ Thục cho biết thức ăn nhanh là thực phẩm dễ ăn, đa số là chiên rán, nướng thơm ngon nên trẻ mê. Nhưng nó lại là nguyên nhân gây thừa cân béo phì, dư năng lượng.

Trên thực tế, bác sĩ nhận thấy, ngoài những cháu bé bị dậy thì sớm do nội tiết, bệnh lý u não, thì vấn đề dinh dưỡng, béo phì ảnh hưởng tới dậy thì sớm là có. Để hạn chế dậy thì sớm, cách tốt nhất cha mẹ nên theo dõi chiều cao và cân nặng của con theo chuẩn của WHO đã khuyến nghị để có chế độ ăn cho con phù hợp. Bác sĩ Thục khuyến cáo phải cân đối giữa chiều cao và cân nặng chứ không chỉ phát triển cho con cân nặng mà quên đi chiều cao.

Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, ngũ cốc và vitamin + khoáng chất. Những thực phẩm giàu chất đạm, chất béo cần hạn chế cho trẻ nhỏ ăn mà nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để bé phát triển toàn diện. 

Bác sĩ Thục cho biết, bà đi khảo sát các trường mầm non, có những cháu 5 tuổi không biết ăn rau mà chỉ thích ăn thịt. Các cô giáo phải hướng dẫn các bé ăn rau nhưng rất ít cháu chịu thích nghi. Do đó, phụ huynh cũng cần phải giúp các bé học cách ăn rau từ sớm để cung cấp chất xơ, giúp chống lại quá trình oxy hoá, tránh táo bón.

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét