Lời khuyên của các BS của BV Da liễu Trung ương đối với người sử dụng thuốc nhuộm tóc là tác hại của nhuộm tóc đến mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy trước khi đi nhuộm, nên tìm hiểu chọn lựa, tham khảo ý kiến để chọn cho mình một loại thuốc nhuộm phù hợp và hạn chế tối đa ảnh hưởng của nhuộm tóc gây ra.
Trên thực tế, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Tỷ lệ bệnh nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc rất cao, gấp nhiều lần so với tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm khác.
Thuốc nhuộm tóc thường gây mẫn cảm chéo nên nhiều người từng bị dị ứng với loại thuốc nhuộm này khi đổi sang loại khác vẫn bị. Đây là loại dị ứng muộn. Thường những lần đầu nhuộm tóc, dị ứng có thể xảy ra sau 1-2 hay 3 ngày. Những lần sau, dị ứng có thể đến nhanh hơn, sau vài giờ nhuộm.
Sau khi bôi thuốc nhuộm tóc, cô gái bị phỏng da, tai sưng tấy và không thể mở mắt.
Gemma Williams (24 tuổi, người Anh) đã bị nhiễm trùng máu sau khi bôi thuốc nhuộm đen lên tóc.Phần da đầu và hai tai cô gái chuyên về trang điểm và làm đẹp này đã tấy đỏ sau khi cô dùng thuốc nhuộm.Thuốc đã ngấm vào máu khiến cơ thể cô phản ứng mạnh, cô không thể mở mắt và thậm chí bị phỏng da. Các bác sĩ tại bệnh viện Manchester Royal (Anh) nói với Williams rằng, nếu cô đến bệnh viện chỉ chậm một giờ sẽ chết vì nhiễm độc.Biểu hiện ban đầu của bệnh nhân thường là ngứa dữ dội, nổi mụn nước ở da đầu, chảy nước, đóng vảy, có thể rụng tóc. Không ít bệnh nhân bị lan ra cả vùng mặt, để lại sẹo thâm đen. Tình trạng có khi kéo dài hàng tháng hay tái đi tái lại nhiều lần. Một số ít có thể gặp biến chứng nhiễm trùng. Đặc biệt, bệnh nhân nam bị dị ứng thuốc nhuộm tóc nhiều hơn nữ.Đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng cần thận trọng trước ý định nhuộm tóc. Trước khi nhuộm, nên bôi thử thuốc vào mặt trong cánh tay, theo dõi 1-2 ngày, nếu thấy mẩn ngứa thì không nên dùng. |
1. Ảnh hưởng mắt và da đầu:
Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét và da đầu như bị kiến đốt khi dùng thuốc nhuộm liên tục nhiều lần.
2. Ảnh hưởng đến nội tiết:
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
3. Nhuộm tóc có thể gây ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc ung thư hạch, Đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine(PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.
4. Ảnh hưởng tới thai nhi:
Phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc.
Những lưu ý khi nhuộm tóc
Bạn không nên nhuộm tóc trong các trường hợp sau:
- Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.
- Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.
- Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.
- Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.
- Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.
- Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da.
Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này. Paraphenylenediamin là loại hóa chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.Các chất phụ gia như Propylenglycol và Isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Prophylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn Isoprophyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét