15 người tử vong vì sốt xuất huyết


Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết: Hiện đang vào cao điểm của dịch, số ca mắc mới ghi nhận khoảng từ 4.000 - 5.000 ca bệnh sốt xuất huyết/tuần. Cục cũng cho biết đã có thêm những trường hợp tử vong vì bệnh này.

Ngày 5/8, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin, trong các tuần vừa qua số mắc sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục gia tăng tại các tỉnh thành trong cả nước, cộng dồn từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận trên 125.000 trường hợp mắc với 15 trường hợp tử vong, số mắc tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ.

15 người tử vong vì sốt xuất huyết, ai dễ chết vì con muỗi? - Ảnh 2.

Tại Hà Nội, mặc dù số ca mắc SXH giảm so với cùng kỳ của giai đoạn 5 năm từ 2014 – 2018 và chưa ghi nhận ca bệnh tử vong, tuy nhiên dịch bệnh đang tiếp tục có xu hướng gia tăng.

Theo đó, từ 29/7-4/8, toàn thành phố ghi nhận 248 trường hợp mắc SXH, các ca mắc rải rác tại 133 xã, phường, thị trấn của 25 quận, huyện, thị xã.

Tại TP Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ đầu năm đến nay, Bệnh viện khám và điều trị hơn 1.000 trường hợp mắc SXH. Riêng tháng 7, số ca mắc liên tục tăng với hơn 400 bệnh nhân được chẩn đoán SXH, nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị.

Tại TP HCM, báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP đông dân nhất cả nước này cho thấy, tháng 7/2019 TP có gần 6.500 ca mắc SXH, tăng 123% so với tháng 6. Số ca mắc SXH tích lũy trong 7 tháng qua là 31.787 ca, tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng, TP có thêm 2 ca tử vong do SXH. Từ đầu năm đến nay, TP đã có 7 ca tử vong vì sốt xuất huyết (5 người lớn, 2 ca thiếu niên). Hầu hết các bệnh nhân tử vong đều đến bệnh viện muộn.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM những ngày gần đây đang điều trị cho khoảng 200 ca SXH gồm cả người lớn và trẻ em. Trong đó, Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc người lớn đang cứu chữa 5 trường hợp nặng được chuyển đến từ các tỉnh lân cận. Nhiều bệnh nhân nhiễm virus SXH Dengue nặng đã ảnh hưởng đến gan và nhiều cơ quan nội tạng khác. Có trường hợp bị viêm não dẫn đến rối loạn thị giác, co giật thần kinh...

15 người tử vong vì sốt xuất huyết, ai dễ chết vì con muỗi? - Ảnh 3.

Phun thuốc muỗi phòng trừ loăng quăng, bọ gậy

Còn tại Khoa Hồi sức nhi, những ngày gần đây tiếp nhận 5 - 6 ca bị sốc SXH/ngày và hiện điều trị 5 trẻ bị biến chứng nặng.

Trung tâm y tế dự phòng TP HCM nhận định, trước đây bệnh SXH thường được cho là bệnh của trẻ em, nhưng gần đây, số mắc bệnh là người lớn tăng khá rõ, số ca bệnh người lớn hiện chiếm hơn 40% trong tổng số mắc SXH.

Cơ quan này cho rằng người lớn mắc bệnh này có tâm lý chủ quan, không đi khám bệnh, trong khi bệnh SXH có thể trở nặng rất nhanh, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, những năm qua, đặc điểm dịch tễ của bệnh SXH đã thay đổi nhiều. Nếu như trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực có mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao thì nay bệnh xuất hiện khắp cả nước và hiện diện quanh năm. Trước đây, số ca mắc chủ yếu là trẻ em thì nay cả người lớn cũng mắc.

"Nguyên nhân là do miễn dịch cộng đồng thấp, tình trạng chủ quan khiến bệnh nặng thêm. Với những người đã có sẵn bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, suy thận... hay phụ nữ có thai có thể làm tăng nguy cơ tử vong khi cùng lúc mắc thêm bệnh SXH" - GS Kính nói.

Thu Nguyên

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét