Bất ngờ với thông tin kết quả xét nghiệm nhiễm độc thuỷ ngân của 12 người ở Bệnh viện Bạch Mai


Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 11/12 người đến trung tâm khám bệnh do nghi ngờ nhiễm độc thuỷ ngân sau vụ cháy xảy ra tại nhà xưởng Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông không có bất thường trong máu, không bị nhiễm độc thuỷ ngân. 1 người còn lại chưa phân tích xong nên chưa có kết quả.

Theo bác sĩ Nguyên kết quả xét nghiệm máu của 11 người nói trên bình thường, nhưng để chắc chắn hơn những người này nên làm xét nghiệm thêm nước tiểu.

Bất ngờ với thông tin kết quả xét nghiệm nhiễm độc thuỷ ngân của 12 người ở Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh 1.

Nhiều người lo ngại nhiễm độc thuỷ ngân khi tiếp xúc với đám cháy.

Trước đó, bác sĩ Nguyên cho biết, thuỷ ngân được sử dụng trong bóng đèn huỳnh quang ở lượng nhất định. Bình thường, nguy cơ gây nhiễm độc thủy ngân từ bóng đèn rất thấp, kể cả khi bóng đèn vỡ ra. Trong vụ cháy, môi trường nóng, nhiệt độ cao, thuỷ ngân sẽ bốc hơi, có nguy cơ đối với người hít phải trực tiếp hơi nóng, khí nóng trong thời gian dài.

Nguy cơ chính gây ra ngộ độc phụ thuộc nhiều yếu tố như nồng độ thủy ngân cao nếu cháy nhiều, khói nhiều, có trực tiếp nguồn thủy ngân, không gian khép kín, sẽ tích tụ lại. Thời gian tiếp xúc cũng rất quan trọng, càng lâu thì càng tiếp xúc nhiều. Một số yếu tố khác như: Ngược hay xuôi chiều gió?; Tuổi càng trẻ, hoạt động mạnh... thì hít thở càng nhiều hơn.

"Không thể kết luận tất cả những người ở hiện trường hay ở cạnh vụ cháy đều có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân" - BS Nguyên nói.

Ngộ độc nhiễm độc thủy ngân có nhiều dạng: hợp chất, vô cơ, nguyên tố... Mỗi dạng có biểu hiện khác nhau. Trong vụ cháy Công ty Rạng Đông, đây là thủy ngân dạng kim loại.

Sau vụ cháy Công ty Rạng Đông, theo BS Nguyên, những người trực tiếp tham gia chữa cháy, hít trực tiếp khói nóng, hơi nóng trong thời gian 1 - 2 tiếng như cứu hoả, công nhân chữa cháy, người dân tham gia chữa cháy cần đi khám.

Những người có biểu hiện bất thường, khó chịu, khó thở, ho nhiều, tức ngực, nôn mửa, đau bụng, choáng váng, tê chân tay, lú lẫn... do ảnh hưởng từ vụ cháy cũng nên đi khám.

Người dân ở xa khu vực cháy, ít hít phải hơi nóng, khói.... thì đi kiểm tra là không cần thiết, cần dựa vào các triệu chứng biểu hiện.

Đối với nạn nhân hít thủy ngân cần đưa ra môi trường thoáng khí. Nếu phát hiện thủy ngân dính vào mắt thì phải rửa mắt bằng nước sạch, dính lên da cần cởi bỏ quần áo dính, dùng nước để rửa sau đó đưa đến cơ sở y tế để khám.

Người dân có thể đến các bệnh viện tuyến quận, thành phố ở Hà Nội để khám, lấy máu, nước tiểu, xét nghiệm nồng độ thủy ngân. Không nên dồn tại Bệnh viện Bạch Mai để tránh quá tải.

Bác sĩ Nguyên khẳng định không có cách nào thải độc thuỷ ngân được tại nhà. Việc này phải được các cơ sở y tế thực hiện với các loại thuốc đặc hiệu. Biểu hiện ngộ độc ở đâu sẽ điều trị tại đó trước. Ví dụ như bệnh nhân nếu có triệu chứng suy hô hấp thì phải điều trị hô hấp trước... Điều này có nghĩa là phải cấp cứu theo tình trạng điều trị triệu chứng trước.

Hậu quả của nhiễm độc thủy ngân có 2 giai đoạn: Ngộ độc cấp nếu bệnh nhân không được điều trị sẽ sang giai đoạn bán cấp và chuyển sang mãn tính. Để lâu không điều trị có thể ảnh hưởng tới thần kinh, hô hấp, nội tạng...

Tuy nhiên, vị chuyên gia hàng đầu về chống độc này khẳng định bà con không nên quá lo ngại cũng như không được chủ quan.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, nguy cơ nhiễm độc thủy ngân chỉ diễn ra lúc cháy to, sau khi dập rồi thì nguy cơ ít đi nhiều.

"Bà con sống gần đó, ăn từ thức ăn mua nơi khác, nước cũng dùng nước máy do công ty nước sạch cấp. Nếu bà con thấy mệt, khó chịu không giải thích được, thấy không yên tâm thì đi khám", bác sĩ Nguyên nói.

Tối ngày 30/8, UBND quận Thanh Xuân đã phát đi thông tin về kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) đã tiến hành lấy mẫu vào sáng ngày 30/8/2019, để thực hiện phân tích, đánh giá chất lượng môi trường xung quanh khu vực nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Kết quả phân tích nhanh vào thời điểm 15h20 phút, ngày 30/8/2019 của Trung tâm quan trắc cho thấy, các thông số như vi khí hậu, nhiệt độ, bụi... cho thấy ở mức độ bình thường.

Ngoài ra, kết quả test nhanh của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, thuộc Bộ Y tế (đơn vị đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp và môi trường) cũng cho thấy, các chỉ số như: Thủy ngân, chì, kim loại nặng được đo bằng máy test nhanh (là loại máy hiện đại hiện nay)… đều trong ngưỡng cho phép, an toàn đối với người dân (kết quả ra lúc 16h00 phút ngày 30/8/2019).

Hoàng Duyên

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét