Vì sao quảng cáo 'vống' công dụng thực phẩm chức năng trên Facebook vẫn mê hoặc người dân?


Lướt dạo trên mạng xã hội Facebook, không khó để nhận thấy, việc kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) khá phổ biến kèm theo đó là những lời quảng cáo đánh bóng quá mức về công dụng của sản phẩm.

Một nhân viên tư vấn của công ty kinh doanh tại Hà Nội tiết lộ với chúng tôi: "Kể cả loại TPCN đang trong quá trình chờ để có có giấy tờ kiểm định về chất lượng của cơ quan quản lý nhưng vẫn có thể mua các gói quảng cáo thông qua hợp đồng quản lý page theo tháng, theo quý, theo năm...".

Thậm chí người này còn "mách nước" rằng có thể cắt ghép hình ảnh, thậm chí sử dụng các giấy tờ làm giả chứng nhận thương hiệu thực phẩm chức năng mà mình đang bán để tạo niềm tin cho người tiếp cận…

Tình trạng trên phức tạp đến mức mới đây, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với đại diện của Facebook, đề nghị Facebook có đường liên hệ trực tiếp với Bộ Y tế để có thể phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý các sản phẩm liên quan đến sức khỏe người dùng quảng cáo trên Facebook.

Vì sao quảng cáo “vống” công dụng thực phẩm chức năng trên Facebook vẫn mê hoặc người dân? - Ảnh 2.

Một trang web quảng cáo sản phẩm Rockman quá công dụng vi phạm quy định vừa bị Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tuýt còi.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm, các thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội hiện rất khó kiểm soát.

Có nhiều doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, lấy danh bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín để lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi bị phát hiện và được mời lên cơ quan quản lý làm việc thì họ không nhận trách nhiệm mà cho rằng, có thể do cá nhân hoặc đại lý đứng ra quảng cáo, mà đại lý thì không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo vi phạm quy định.

Thậm chí, nhiều fanpage quảng cáo thực phẩm chức năng, dược phẩm còn giả mạo phóng sự của các đài truyền hình để quảng cáo bán hàng, điển hình như: fanpage Bác sĩ Trần Giang Nam – Chủ tịch hội Đông Y Ứng Hòa, Sản phẩm Bát Vị Thần Hoàn, Đông y Thu Hương...

Vì sao quảng cáo “vống” công dụng thực phẩm chức năng trên Facebook vẫn mê hoặc người dân? - Ảnh 3.

Phòng Quảng lý y dược tư nhân, Sở Y tế TP Hà Nội xác nhận giấy chứng nhận này của ông Trần Giang Nam là giả.

Trên thực tế, không ít người bệnh sau khi tiếp cận với những lời "tư vấn" như các chuyên gia y tế trên mạng, đã dễ dàng "mở hầu bao" để mua những sản phẩm trên mạng internet như thế này với mong muốn chữa khỏi được căn bệnh mà Tây y đang cảnh báo phải chung sống, mặc dù không biết chất lượng ra sao, ai là người chịu trách nhiệm về các sản phẩm này.

Đánh giá về mua sắm online, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng đây là phương thức mua sắm nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh giá cả, tiết kiệm thời gian… Tuy nhiên, hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Vì người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Do đó, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.

Mua sắm online được thực hiện qua phương tiện điện tử, và thông qua phương thức này, người tiêu dùng không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mọi giao dịch được thực hiện trên cơ sở niềm tin, vì vậy, khi gặp người bán không có uy tín, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Vì sao quảng cáo “vống” công dụng thực phẩm chức năng trên Facebook vẫn mê hoặc người dân? - Ảnh 4.

Video ngụy tạo logo VTV1, chạy quảng cáo trên fanpage Tư Vấn Chữa Bệnh, chỉ trong 10 ngày có 110 nghìn lượt xem và 122 lượt chia sẻ.

Tại Hội nghị tổng kết, tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu toàn quốc năm 2019 được tổ chức ngày 19/9 vừa qua cũng chỉ ra, tình hình in lậu xuất bản phẩm hiện nay vẫn diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Đáng lo ngại khi hành vi in lậu còn tiếp tay cho sản xuất hàng giả, hàng nhái thông qua việc in tem, nhãn, bao bì giả các sản phẩm điện tử, hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm... Tình trạng in các loại cataloge, tờ rơi quảng cáo có nội dung sai phạm về công dụng, thành phần, mục đích sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt như thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng... Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn, sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.

Lực lượng chức năng khuyến cáo người dân cần thận trọng, không nên mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm… quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là những sản phẩm quảng cáo dưới hình thức dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, hoặc quảng cáo có công dụng chữa bệnh thần kỳ…

Nhật Tân

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét