Cuộc đời bi thảm của nạn nhân buôn người: 13 tuổi bị giáo viên cưỡng hiếp, kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình và bị chồng bán làm nô lệ tình dục


"Tôi đã bị bán như một món nợ. Tôi ước mình đã chết. Tôi sợ phải quay trở lại quê hương, tôi sợ tôi sẽ trải qua những điều tương tự." - Sara, một người phụ nữ Albania nói với The Independent.

Sara nói tiếng Anh gần như hoàn hảo, nhưng khi cô kể lại những sự kiện từ trong quá khứ, ai cũng nhận thấy cô đã phải trải qua rất nhiều những điều kinh khủng.

Sara không hề có kế hoạch đến Anh. Cô từng hy vọng trở thành một luật sư ở quê nhà.

Năm 13 tuổi, Sara đã bị giáo viên của mình cưỡng hiếp. Sau đó, cô trở thành một nỗi xấu hổ của gia đình. Chú cô muốn giết cô, đổ lỗi vì cô đã quyến rũ người đàn ông đó, mặc dù thực tế rằng người cưỡng hiếp cô gấp đôi tuổi cô. Sara và cha mẹ phải rời xa thành phố quê hương, rời xa nơi chôn rau cắt rốn để thoát khỏi những lời lăng mạ.

Cuộc đời bi thảm của nạn nhân buôn người: 13 tuổi bị giáo viên cưỡng hiếp, kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình và bị chồng bán làm nô lệ tình dục - Ảnh 1.

Trong một số thời điểm, Sara đã nghĩ đến chuyện tự kết liễu đời mình. Nhưng cô vẫn cố gắng hoàn thành bằng cử nhân và bắt đầu đi làm luật sư thực tập cho các công ty tài chính lớn. Vài năm sau, cha cô nói với cô về một cuộc hôn nhân sắp đặt, cô cảm thấy mình phải tuân thủ.

Sara nói: "Tôi không muốn kết hôn. Tôi luôn nghĩ rằng có một sự nghiệp ổn định thì mới tính đến chuyện đó. Nhưng khi cha tôi sắp xếp hôn lễ này, tôi nghĩ rằng mình phải chấp nhận nó, chỉ để khẳng định rằng mình sẽ không mang lại sự xấu ổ cho gia đình."

Ngay sau khi đính hôn, chồng sắp cưới của Sara nói rằng họ nên chuyển đến Ý, vì ở đó sẽ tốt hơn về mặt kinh tế cho gia đình. Đây chưa bao giờ là kế hoạch của cô, nhưng một lần nữa, cô cảm thấy mình phải tuân thủ để bù đắp cho sự xấu hổ mà cô đã mang lại cho gia đình trước đây.

Cô bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc sống mới ở Ý và hăm hở tiến về tương lai, nhưng sự lạc quan đó lại quá ngắn ngủi. Cô nói: "Tôi tin rằng chúng tôi đến đó sẽ có một cuộc sống tốt hơn, nhưng hạnh phúc ở Ý chỉ kéo dài trong 2 tuần. Tôi đã có ý định chuyển đến văn phòng công ty ở Ý vào tháng 1 nhưng nó chưa bao giờ xảy ra."

Cuộc đời bi thảm của nạn nhân buôn người: 13 tuổi bị giáo viên cưỡng hiếp, kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình và bị chồng bán làm nô lệ tình dục - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Chồng chưa cưới của Sara đã bán cô ấy như để trả một món nợ cho một băng đảng tội phạm. Tất cả hy vọng về một cuộc sống bình thường đã tan vỡ vì Sara bị bán và bị sử dụng như một nô lệ tình dục.

Sara hồi tưởng và kể lại rằng: "Chúng tôi bị nhốt trong một ngôi nhà ở Milan từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2016. Chúng tôi bị kiểm soát bởi những người đàn ông. Tôi đã cố gắng trốn thoát một vài lần nhưng đều không gặp may. Tôi không bao giờ được phép ra ngoài và bị nhốt trong một căn phòng kín. Và tất nhiên tôi chưa bao giờ nhìn thấy một khoản tiền nào."

Sara tìm thấy tia hy vọng một lần nữa khi cô nảy sinh tình bạn thân thiết với một người phụ nữ mới được đưa vào nhà thổ. Vì cả hai đều nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, họ có thể giao tiếp mà không sợ những người kiểm soát họ biết được nội dung. Cặp đôi bắt đầu lên kế hoạch để trốn chạy.

Nhưng trước khi họ có cơ hội, băng đảng này đã quyết định rời khỏi đất nước để trốn khỏi sự truy lùng của cảnh sát. Sara và bạn của cô đã bị trói lại trong một chiếc xe hơi. Đó cũng là khi cô phát hiện ra mình mang thai và sẩy thai cùng lúc.

Cuộc đời bi thảm của nạn nhân buôn người: 13 tuổi bị giáo viên cưỡng hiếp, kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình và bị chồng bán làm nô lệ tình dục - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Sara nhớ lại rằng: "Chúng đưa bọn tôi đến Pháp để trốn cảnh sát. Chúng tôi ở trong xe và đó là khi tôi biết mình mang thai và đang sẩy thai. Máu chảy ra rất nhiều và tôi đau đớn đến sắp ngất. Bạn tôi đã cầu cứu những người đàn ông nhưng họ đánh cô ấy đến bầm tím cả người. 

Cuối cùng, họ cũng đưa một nữ hộ sinh đến. Tôi không biết cô ấy là ai nhưng cô ấy đã cho tôi một liều thuốc giảm đau."

Sara và bạn cô đã nhận thấy đây là một cơ hội. Họ nói với y tá về tình hình hiện tại và muốn được giúp đỡ. Cô y tá sau đó đã đồng ý giúp đỡ bằng cách đến nói chuyện với những người đàn ông trong lúc Sara và bạn có thể mở cửa xe trốn thoát.

Sara nói: "Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra sau đó. Tôi vẫn đang chảy rất nhiều máu. Chúng tôi băng qua sông và bằng cách nào đó đã đến được Calais, Pháp. Chúng tôi ở đó khoảng 2 ngày. 

Trên đường đi, chúng tôi gặp một anh chàng. Anh ta thấy tôi chảy máu và bạn tôi bị bầm tím khắp người. Chúng tôi đã gửi cho anh ấy 300 bảng và anh ấy đã giúp chúng tôi lên một chiếc xe tải. 

Chúng tôi đã trốn đến London. Điều đó thật đáng sợ."

Cuộc đời bi thảm của nạn nhân buôn người: 13 tuổi bị giáo viên cưỡng hiếp, kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình và bị chồng bán làm nô lệ tình dục - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Sau một hành trình đầy nguy hiểm trong thùng xe chật chội, những người phụ nữ được thả xuống đường Dagenham. Họ được cảnh sát đón và đưa đến một ngôi nhà an toàn, nơi dành cho các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại.

Sara đặt chân đến Vương quốc Anh vào tháng 7/2016. Một năm sau, cô nhận được quyết định tích cực từ NRM (Cơ chế giới thiệu quốc gia) rằng cô là nạn nhân của chế độ buôn bán nô lệ tình dục. Tuy nhiên, đơn xin tị nạn của cô đã bị Home Office từ chối. Họ nói rằng, cô có cha mẹ ở Albania và đất nước của cô có những nơi trú ẩn dành cho phụ nữ.

Sara hiện đang cố gắng kháng cáo quyết định của Bộ Nội vụ. Cô nói rằng cô không còn liên lạc với gia đình và cô sợ rằng cả mình và gia đình sẽ gặp nguy hiểm nếu cô quay lại Albania.

Cô nói: "Tôi không nói chuyện với gia đình kể từ khi rời khỏi Albania. Tôi sợ chồng chưa cưới của mình phát hiện ra rằng tôi đã trốn thoát và sẽ trừng phạt tôi. Tôi đã trải qua rất nhiều, trong 13 năm cuộc đời tôi đã phải trốn tránh mọi người, cố gắng không bị nhìn thấy. Tôi rất mệt mỏi. Về nhà sẽ giống như trở về quá khứ, và tôi sợ tôi sẽ phải trải qua điều tương tự."

Cô cũng nói thêm rằng Albania không cung cấp cho phụ nữ sự bảo vệ đầy đủ để chống lại sự lạm dụng. Cô nói: "Ở Albania, họ không bảo vệ bạn. Họ có một số tổ chức từ thiện về nạn buôn bán và lạm dụng trong gia đình, nhưng họ chỉ giữ bạn ở đó trong hai hoặc ba ngày, khi bạn bị bầm tím hoặc có bất kỳ triệu chứng hoặc vết sẹo nào trên mặt và cơ thể của bạn.

Họ không cho bạn lời khuyên hay gì cả. Sau khi bị giáo viên cưỡng bức năm 13 tuổi, tôi đã cố tự sát hai lần. Tôi vẫn gặp ác mộng về những gì đã xảy ra với mình. Đôi khi tôi có cảm giác ai đó đang ở trong nhà. Tôi cố gắng tránh không nghĩ về những gì tôi đã trải qua. Nhưng tôi có một giấc mơ nơi ai đó đang theo dõi tôi.

Tôi không ngủ đến 5 hay 6 giờ sáng, mỗi đêm đều như vậy, vì tôi sợ những gì sẽ xảy ra trong đêm."

Sara hiện đang được hỗ trợ bởi một tổ chức từ thiện nhỏ, yêu cầu giấu tên để bảo vệ danh tính của cô. Tổ chức này hỗ trợ và đưa ra lời khuyên cho các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn người hiện đại. 40% số người mà tổ chức này hỗ trợ là người Albania và phần lớn trong số họ là những người phụ nữ bị bóc lột làm nô lệ tình dục.

Cuộc đời bi thảm của nạn nhân buôn người: 13 tuổi bị giáo viên cưỡng hiếp, kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình và bị chồng bán làm nô lệ tình dục - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Nhiều người Albania được coi là nạn nhân tiềm năng của buôn bán hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Chỉ riêng năm ngoái, 567 người trưởng thành Albania đã được đề cập đến các mối buôn người, trong đó 80% - tổng cộng có 455 trường hợp - liên quan đến khai thác tình dục.

Nạn buôn người đã diễn ra ở Albania từ những năm 1990, và đất nước này được biết đến như một quốc gia nguồn cho những người bị bắt cóc, buôn lậu và sau đó bị bán.

Tuy nhiên, một số lượng lớn phụ nữ Albania không được công nhận là nạn nhân của buôn bán nô lệ theo NRM, và vì thế họ không thể ở lại Vương quốc Anh để sinh sống. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của họ.

Họ cố gắng làm tốt nhất có thể để duy trì trạng thái tích cực, nhưng họ hoàn toàn không biết tương lai sẽ ra sao và nhiều người trong số họ sẽ có cuộc sống bi thảm khi về nhà, bởi vì họ có thể bị tra tấn, bị đuổi khỏi nhà và bị đánh đập.

Phát ngôn viên của Home Office cho biết: "Chế độ nô lệ hiện đại và buôn người là tội ác ghê tởm mà Chính phủ đang nỗ lực để giải quyết. Vương quốc Anh có một số luật nô lệ hiện đại khắc nghiệt nhất trên thế giới và Đạo luật nô lệ hiện đại, được Theresa May đưa ra vào năm 2015, đã trao cho các cơ quan thực thi pháp luật các công cụ họ cần để giải quyết các tội ác này.

Chúng tôi cùng với chính phủ Albania đang nỗ lực giải quyết chế độ nô lệ hiện đại và chúng tôi đang xem xét các cơ hội đầu tư thông qua Quỹ nô lệ hiện đại của chúng tôi để giúp Albania giải quyết vấn đề. Chúng tôi cũng hợp tác với cộng đồng người Albania ở Anh để hiểu làm thế nào chúng ta có thể dập tắt tội ác khủng khiếp này.

Ngoài ra, Vương quốc Anh có một lịch sử đáng tự hào về việc cấp tị nạn cho những người cần sự bảo vệ của chúng tôi và mọi yêu sách đều được đánh giá dựa trên giá trị cá nhân của họ."

Theo Helino

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét