Điều cần biết, từ căn bệnh chết người khởi phát sau cơn sốt, đau cơ hay cảm cúm


Điều cần biết, từ căn bệnh chết người khởi phát sau cơn sốt, đau cơ hay cảm cúm - Ảnh 1.

Cấp cứu cho một bệnh nhân viêm cơ tim cấp ở Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: TL

Khó xác định nguyên nhân gây viêm cơ tim

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (SN 1976) vào viện ngày 19/10 vì sốt 4 ngày liên tục… phải chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai và tử vong với chẩn đoán sốc tim, viêm cơ tim cấp - theo các bác sĩ đó là ca viêm cơ tim rất nặng.

BV Nhi Đồng TP HCM từng tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân T.T.N.D (14 tuổi, ngụ tại Đức Hòa, Long An) bị viêm cơ tim rất nguy kịch, với các dấu hiệu cảm sốt, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, chóng mặt, tê tay chân. Một số bệnh nhi gặp các triệu chứng như cảm cúm, sốt cao, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, chóng mặt, tê tay chân…. mà không biết đó là dấu hiệu khởi phát của căn bệnh dễ gây chết người, nên đã tự uống thuốc và bệnh càng tăng nặng... Tới khi khó thở tăng dần mới vào viện và dù được các bác sĩ cấp cứu nhưng do mắc viêm cơ tim cấp kèm rối loạn nhịp.

Viêm cơ tim rất khó xác định vì có nhiều nguyên nhân:

Virus: Nhiều loại virus liên quan đến viêm cơ tim, bao gồm cả những loại virus gây cảm cúm thông thường, viêm gan B và C, parvovirus (gây phát ban nhẹ, thường ở trẻ em) và virus herpes, nhiễm trùng đường tiêu hóa, tăng bạch cầu đơn nhân, Rubella… Đặc biệt thường gặp ở những người nhiễm HIV khi hệ miễn dịch bị suy sụp.

Vi khuẩn: Rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, bao gồm tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu.

Ký sinh trùng, nấm (nhiễm trùng vi nấm như Candida; Aspergillus và các loại nấm khác... đôi khi có thể gây viêm cơ tim, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu), thuốc (phản ứng dị ứng hoặc độc hại).

Hóa chất, hoặc chất phóng xạ (như carbon monoxide, và bức xạ đôi khi có thể gây viêm cơ tim).

Những căn bệnh khác như lupus, u hạt Wegener, viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm động mạch Takayasu.

Biến chứng của viêm cơ tim

Viêm cơ tim thường kèm theo viêm màng trong tim và viêm màng ngoài tim. Đó là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Ở trẻ em hơn 98% bệnh viêm cơ tim là do virus gây ra, ở mức độ nhẹ thường tự hết nhưng viêm cơ tim tối cấp nguy cơ tử vong trên 90%.

Viêm cơ tim có biểu hiện triệu chứng ở cơ quan khác ngoài tim, nhất là hệ tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, sốt, khó thở, tim đập nhanh... Do đó trẻ em mắc bệnh này hay bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

Viêm cơ tim nặng có thể làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn, có thể gây ra suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, đột tử do tim… Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập (ngừng tim đột ngột) và gây tử vong. Ở người trẻ tuổi, bệnh viêm cơ tim chiếm tới 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử.

Đối tượng nào dễ mắc?

Viêm cơ tim có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ cho tới người cao tuổi, nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi (20-40), nam nhiều hơn nữ. Đáng lưu ý, viêm cơ tim hay gặp ở người trẻ tuổi.

Biểu hiện bệnh phong phú có thể từ nhẹ đến nặng, nguy hiểm hơn căn bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao nếu chuyển thành viêm cơ tim cấp mà không được điều trị kịp thời.

Điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. Bên cạnh biểu hiện lâm sàng, cần dựa vào các bằng chứng cận lâm sàng, trong đó siêu âm tim đóng vai trò quan trọng để loại trừ nguyên nhân viêm cơ tim với các nguyên nhân khác như bệnh van tim.

Nếu nhiễm virus, điều trị triệu chứng là chủ yếu cho hầu hết các dạng viêm cơ tim. Giai đoạn cấp tính liệu pháp hỗ trợ là chính (như nghỉ ngơi tại giường) và bác sĩ kê thuốc.

Những người suy tim nặng không đáp ứng với liệu pháp thông thường có thể hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi ôxy ngoài cơ thể (như ECMO), hoặc ghép tim cho người không cải thiện chức năng tim bằng liệu pháp ECMO.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Khi có các dấu hiệu viêm cơ tim như đau ngực, khó thở khi đang có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

Bố mẹ nếu thấy trẻ sốt nhẹ nhưng lơ mơ, tay chân lạnh cần đưa đi bệnh viện ngay vì có thể là triệu chứng của bệnh viêm cơ tim.

Chú ý là ở giai đoạn đầu viêm cơ tim có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (như đau ngực trái nhẹ, hoặc khó thở khi gắng sức).

Trường hợp nặng có triệu chứng đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, khó thở, lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động, phù chân, mắt cá chân và bàn chân, mệt mỏi… và một số triệu chứng khác cần có hỗ trợ y tế ngay vì rất có thể là nguyên nhân gây ra viêm cơ tim.

Không có phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim, nhưng có thể ngăn ngừa như sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc trẻ nhỏ...

Tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV, tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.

Giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng (mặc áo dài tay, quần dài để che phủ da). Áp dụng đánh dấu, hoặc thuốc chống côn trùng có chứa DEET nếu phải ở nơi tiếp xúc với côn trùng.

Tiêm vaccine phòng bệnh (cả vaccine bảo vệ chống lại rubella và cúm - những bệnh có thể gây viêm cơ tim).

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh giống như virus, hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính.

 PGS. TS Hoàng Bùi Hải (Chuyên ngành cấp cứu và hồi sức tích cực)

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét