Đường sắt đô thị bao giờ xong?


Đáng buồn là ngay cả khi Phó Thủ tướng hỏi nhưng tổng thầu Trung Quốc cũng không có câu trả lời thỏa đáng thì người dân biết hỏi ở đâu? Theo đó, mốc thời gian đoàn tàu này có thể chở khách cũng theo đó mà bỏ ngỏ và đối diện với gánh nặng trả nợ ngày càng lớn.

Với 8 lần thất hứa về ngày lưu thông của tuyến đường sắt đầu tư lên tới 18.000 tỉ đồng, Cát Linh- Hà Đông này đã trở thành tuyến đường tai tiếng nhất từ trước đến nay. Tuyến đường chỉ dài 13,5km, khởi công từ 8 năm trước và chỉ còn 1% khối lượng công việc nhưng đến nay vẫn loay hoay mà không thể về đích.

Dù căn nguyên nhân về đích chậm vừa qua đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ hàng loạt sai phạm xảy ra trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Hai trong số những sai phạm nghiêm trọng nhất là dự án đã bị đội vốn lên tới hơn 9.000 tỷ đồng cùng 8 lần trễ hẹn. Chính những điều này đã khiến dự án thành "vết nhơ" của ngành giao thông vận tải.

Cùng trễ hẹn như đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã được quy hoạch 11 năm trước, với độ dài khoảng 11,5km nhưng đến nay vẫn chưa được xây dựng. Trong khi đó, tiền đầu tư phần lớn vay của nước ngoài, càng kéo dài càng đội vốn khiến hệ thống giao thông đô thị Hà Nội trở nên ì ạch xấu xí trong mắt người dân.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội cũng có tình trạng tương tự, đã 2 lần lỗi hẹn, phải điều chỉnh vốn thêm 14.000 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn thi công chậm chạp chưa ai dám khẳng định được thời gian sẽ hoàn thành...

Nghĩa là trên địa bàn Hà Nội đang có rất nhiều tuyến đường sắt được thi công nhưng giải thích cho sự chậm trễ và kém cỏi này, các cơ quan liên quan lại viện lý do là chưa có nhiều kinh nghiệm làm đường sắt trên cao, rồi hàng loạt các lý do khác khiến dự án kéo dài, đội vốn...

Đây là những dự án tầm quốc gia, thì mọi vấn đề cần phải được tính toán kỹ lưỡng từ khâu thiết lập kế hoạch, thi công, hoàn thành tránh tình trạng chưa thông, vừa đi vừa dò đường, làm hỏng rồi loay hoay sửa chữa.

Bây giờ phải trả giá quá nặng nề trước những sai phạm gây đội vốn gấp nhiều lần thì tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm?

Thiết nghĩ, những tuyến đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quá trình lập kế hoạch cũng như thi công đã lộ nhiều yếu kém, sai phạm không truy trách nhiệm đến cùng thì tương lai sẽ còn phải trả giá và chưa biết bao giờ mới làm xong. 

Mai Hạnh

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét