Thượng tôn pháp luật


Đơn giản nhất là vi phạm an toàn giao thông đường bộ như phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không đi đúng làn đường… Lớn hơn là coi thường pháp luật, xử lý tình huống theo luật riêng như vụ ở Đồng Nai, chỉ vì khúc mắc nhỏ trong quán nhậu mà một băng nhóm đã đuổi theo, vây xe của công an đòi "xử".

Lớn nữa là chuyện ở một số trạm BOT, xuất hiện những đối tượng bịt mặt sử dụng gậy gộc tấn công những lái xe phản đối việc thu phí khiến dư luận rợn gáy… Là chuyện tự ý tăng mật độ xây dựng, tăng số tầng xây dựng như kiểu khu chung cư khu HH Linh Đàm, Hà Nội. Hay một doanh nghiệp tại quận 7, TPHCM xây thô tới 110 căn biệt thự trên dự án chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng, chưa được thành phố giao đất…

Căn nguyên sâu xa của bệnh "nhờn" luật gần như ai cũng biết. Đó là việc buông lỏng quản lý, làm việc thiếu trách nhiệm của đơn vị chức năng; tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ở những người có quyền... dẫn đến kỷ cương phép nước bị coi thường. Căn nguyên nữa khiến những người thực thi chưa tuân thủ pháp luật, đó là tình trạng "phép vua thua lệ làng".

Ngày 9/11 là Ngày Pháp luật. Ngày mà cách đây 73 năm bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta (năm 1946) khởi đầu cho tiến trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân (được ban hành).

Tuy nhiên, Ngày Pháp luật không giới hạn là 9/11 mà chỉ là điểm mốc, kết nối, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng nhằm khắc ghi ý thức tôn trọng pháp luật trong cả 365 ngày trong một năm. Thượng tôn pháp luật phải là một giá trị, một ý thức, một nét văn hóa của mọi công dân trong xã hội thì việc "nhờn" luật, đứng trên luật mới ngõ hầu được ngăn chặn.

Mai Hạnh

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét