Thâm cung bí sử (200 - 4): Tìm sự hài hòa trong hôn nhân


Thâm cung bí sử (200 - 4): Tìm sự hài hòa trong hôn nhân - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hiển nhiên người ấy cũng làm như thế. Đầu tiên chúng ta cho rằng nhận dạng hình dáng và thể chất là nhiệm vụ sẽ được giải quyết 100% không khó khăn gì. Anh ta đẹp trai hay không nhìn là biết ngay. Song điều đó không đúng hoàn toàn, bởi vì chiều cao màu tóc, dáng đi đứng không đủ giúp chúng ta khẳng định sẽ có sự hài hòa trong quan hệ tình dục. Mà không có tương đồng trong tình dục thì sẽ nhanh chóng tăng thêm bất ổn trong hôn nhân về phương diện tâm lý, tạo ra niềm tin dai dẳng là từ hồi nào đã như thế và mãi mãi cũng sẽ như thế thôi.

Rồi chúng ta sẽ chắt lọc các phẩm chất về mặt trí tuệ và tâm lý của bạn đời qua màng lọc tri giác chủ quan của mình, tô hồng sự thật, phóng đại các phẩm chất của bạn đời như trí tuệ, tâm lý, ý chí cảm xúc. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi chúng ta chọn bạn đời theo mẫu tưởng tượng trong ta, với các tiêu chuẩn đôi khi mâu thuẫn nhau. Và vì khó tìm được một người đáp ứng đủ mọi yêu cầu đối ngược nhau theo mẫu nên sự lựa chọn thường được quyết định dứt khoát khi có một trong các điểm mà ta ưa thích trội hẳn lên. Chẳng hạn tính cách mạnh mẽ của người đó hấp dẫn chúng ta đến nỗi nó đủ thay thế một lô những phẩm chất khác vốn được chúng ta đề cao. Ngoài ra trong bản hạch toán, chúng ta còn đưa vào cả diện mạo xã hội của người được chọn như học vấn, trình độ nghề nghiệp. Song học vấn và trình độ nghề nghiệp có thể dễ dàng xác minh thì vấn đề giáo dục lại dễ bị nhầm lẫn, dễ bị bằng cấp và học vị che mắt. Một người học vị cao vẫn có thể là kẻ ích kỉ, thiếu văn hóa, tính tình gia trưởng, cộc cằn. Có người học vấn cao vẫn có thể đánh vợ như thường. Phải sống với một người khác hẳn ta về tư tưởng nhân sinh quan, các định hướng giá trị là một nỗi khổ ải. Phải có sự tương đồng về nhận thức và quan điểm sống mới có sự hài hòa trong hôn nhân. Sống chung dưới một mái nhà với người hoàn toàn khác ta về mặt tâm lý là rất khó khăn và không thể nào có được sự hài hòa trong hôn nhân. Và hôn nhân đổ vỡ là chuyện đương nhiên. Các nhà tâm lý đã đưa ra nguyên tắc vợ chồng bổ khuyết lẫn nhau. Song nguyên tắc này đã bị chính cuộc sống bác bỏ. Không thiếu những đôi vợ chồng rất bù trừ mà vẫn ly hôn. Sự bền chặt của gia đình được đảm bảo bằng sự hài hòa giữa hai vợ chồng. Và muốn có được điều đó thì mỗi người phải tự giũa bớt cái kim nhọn cá tính của mình đi để không đâm chảy máu người bạn đời. Quá trình sống chung dần dần sẽ tạo nên sự hài hòa. Ba năm đầu tiên sống chung chúng ta có thể giật mình cảm thấy mình bị nhầm. Tại sao mình lại cưới nó nhỉ? Sau 10 năm sống chung ta cảm thấy người bạn đời của ta thế mà cũng được. Sau 30 năm sống chung, ta cảm thấy may mắn vì mình có được người bạn đời rất tốt. Đó là ta đã tìm thấy sự hài hòa trong hôn nhân và gia đình sẽ bền vững.

 Tiểu phẩm của Khánh Hoàng

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét