Ai “giải cứu” người tiêu dùng?


Tuy nhiên, đó chỉ là thông tin được nói quá lên. Đúng là 200.000 đồng/kg nhưng đó là tôm sỏi, tôm hùm chết chứ không phải tươi ngon như nhiều người tưởng tượng. Giá tôm hùm hiện nay có rẻ hơn, nhưng không đến mức "giải cứu" ở mức giá 200.000 đồng/kg như nhiều người hô hào. Tùy theo kích cỡ mà có giá khác nhau. Tôm hùm xanh loại 3 con/kg có giá 600.000 - 650.000 đồng/kg. Còn tôm hùm bông vẫn có giá xấp xỉ 1,2 triệu đồng/kg.

Trong đợt dịch bệnh COVID-19 này, nhiều tổ chức xã hội, nhiều đơn vị, cá nhân chung tay hỗ trợ bà con nông dân, người sản xuất bị tồn đọng hàng. Đó là hành động nghĩa cử tốt đẹp, vừa giúp duy trì được sản xuất, tiêu dùng vừa khuyến khích "người Việt dùng hàng Việt". Giải cứu, giúp những người làm ra sản phẩm vượt qua lúc khó khăn là nên làm và cần làm. Tuy nhiên, một bộ phận thương lái và những người cơ hội đã lợi dụng điều này để tranh thủ bán hàng kiếm lãi. Ngay khi vừa giải cứu thịt lợn (heo) xong thì trước Tết Nguyên đán giá thịt heo tăng chóng mặt. Ngay cả khi có thông tin là giá lợn hơi chỉ còn 70.000 đồng/kg thì ngoài chợ, giá thịt lợn vẫn gấp rưỡi, gấp đôi con số đó. Vừa kêu "giải cứu" thanh long thì ngay sau đó thanh long lại tăng giá. Câu hỏi đặt ra, vậy ai sẽ giải cứu cho người tiêu dùng?

Chưa kể, nhiều sản phẩm được kêu gọi là giải cứu cho người nông dân khi đến tay người tiêu dùng chất lượng lại quá tệ. Có những đợt giải cứu dưa hấu, thương người dân phải dỡ bỏ, vứt dưa tại ruộng, nhiều người đã hô hào, mở ra nhiều điểm bán hàng tạ, hàng tấn dưa. Nhưng có những kẻ lợi dụng chuyển đến hàng xấu vừa non vừa chua, ít ruột làm người tiêu dùng thất vọng.

Những người làm ra sản phẩm chân chính rất muốn được đối xử tôn trọng, người tiêu dùng cũng cần được tôn trọng. Vì vậy, cần có sự kiểm soát, điều tiết để làm sao hàng hóa của người sản xuất được đến đúng địa chỉ người tiêu dùng. Hãy để sản phẩm tốt của người làm ra sản phẩm chân chính đến tận tay người tiêu dùng chân chính. Những kẻ cơ hội, trục lợi sự giải cứu để tranh thủ kiếm chác cần phải bị lên án và xử phạt để không làm tổn thương người sản xuất và người tiêu dùng.

 Mai Anh

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét