Như nhà trị liệu tâm lý người Mỹ, Belynder Walia giải thích, nắm tay là điều con người đã làm trong nhiều thế kỷ. Thực tế là đã có những nghiên cứu về lý do tại sao chúng ta làm điều này. "Bất kể lý do là gì, cái nắm tay cuối cùng luôn mang lại sự thoải mái, ấm áp, giải thoát nỗi đau cho những người đồng cảm", cô nói.
Vì sao chúng ta nắm tay nhau?
1. Nắm tay có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần
“Nhiều nghiên cứu về khoa học thần kinh cho thấy rằng da chạm da tạo ra oxytocin, một chất hóa học tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn", Silva Neves, nhà trị liệu tâm lý và tình dục nhận định. Hóa chất này là một hoóc môn có liên quan đến sự gắn kết, kết nối, xây dựng lòng tin và sự đồng cảm.
2. Một cái nắm tay có thể làm giảm nỗi đau thể xác và cảm xúc
Bất cứ khi nào bạn đau đớn, hãy thử tìm đến bàn tay của người bạn tin tưởng và yêu thương, bạn sẽ có được cảm giác yên tâm hơn và tăng ngưỡng chịu đựng với nỗi đau bạn đang phải gánh.
3. Nắm tay khiến hai người trở nên đồng điệu
Khi mọi người chạm tay vào nhau, họ bắt đầu thở đồng bộ như thể hiện trong một nghiên cứu sau này của Goldstein từ năm 2018.
Silva Neves giải thích, điều này có nghĩa là "cảm xúc sẽ chảy từ người này sang người khác" - được gọi là "đồng bộ hóa giữa các cá nhân". Đây là một hiện tượng trong đó mọi người giống như tấm gương phản ánh lại chính những người họ đang ở bên cạnh.
4. Là một hành vi học được từ thời thơ ấu
Nhà tâm lý học, bác sĩ Becky Spelman, cho biết nắm tay là một hành vi quá bản năng và ăn sâu đến mức chúng ta thậm chí không phải nghĩ về nó.
"Các em bé được sinh ra với một phản xạ nắm bắt và sẽ cuộn tròn bàn tay nhỏ bé của chúng quanh bất kỳ ngón tay nào đặt trong lòng bàn tay. Theo bản năng, chúng ta đã cố gắng nắm tay nhau. Trong phần còn lại của cuộc đời, hầu hết chúng ta đều biết khi nào nên tìm đến bàn tay của ai đó khác theo bản năng", cô nói.
5. Đối với người bạn yêu, cái nắm tay thể hiện tình cảm và sự thân mật, gần gũi
Việc nắm tay nửa kia cho thấy bạn yêu họ. Nghiên cứu cho thấy các cặp vợ chồng thường xuyên nắm tay nhau sẽ thể hiện ít sự tức giận và hài lòng hơn với mối quan hệ của họ so với những người không nắm tay.
6. Nắm tay cũng có thể là một hình thức kiểm soát
Tiến sĩ Elena Touroni, một nhà tâm lý học tư vấn, đồng sáng lập Phòng khám Tâm lý học Chelsea cho biết "có thể có một số tình huống mà cái nắm tay thể hiện sự sở hữu và quyền sở hữu".
Tiến sĩ Becky Spelman đồng tình. Cô giải thích: "Trong một mối quan hệ lạm dụng chẳng hạn, người kiểm soát có thể muốn nắm tay người bị kiểm soát như một cách để hạn chế chuyển động của họ và kiên quyết, ngấm ngầm cho họ thấy rằng mình là người có quyền”.
Trong một số nền văn hóa, việc nắm tay có thể thể hiện tình yêu đơn phương.
Theo Dân Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét