Ung thư mũi và xoang ảnh hưởng đến khoang mũi (khoảng trống phía sau mũi) và xoang (khoang nhỏ chứa không khí bên trong mũi, xương gò má và trán). Đây là một loại ung thư hiếm gặp thường ảnh hưởng đến nam giới trên 40 tuổi.
Các triệu chứng phổ biến nhất:
- Nghẹt mũi kéo dài, thường chỉ ảnh hưởng đến 1 bên mũi
- Chảy máu cam
- Khứu giác giảm độ nhạy
- Mũi chảy chất nhầy
- Chất nhầy chảy vào phía sau mũi và cổ họng.
Những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe đơn giản hơn, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc viêm xoang.
Các triệu chứng ở giai đoạn sau:
- Đau hoặc tê ở mặt, đặc biệt là ở má trên
- Các hạch ở cổ bị sưng
- Mất một phần thị lực hoặc hoa mắt nhìn một thành hai
- Mắt lồi hoặc liên tục chảy nước mắt
- Đau hoặc nhức trong 1 tai
- Xuất hiện khối u trên mặt, mũi hoặc vòm miệng.
Những người có nhiều nguy cơ mắc ung thư mũi và xoang
- Giới tính: Đàn ông có nhiều khả năng mắc ung thư mũi và xoang hơn phụ nữ.
- Thường xuyên tiếp xúc trong một thời gian dài với bụi gỗ, bụi da, sợi vải, niken, crom và formaldehyd.
- Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư mũi và xoang.
- Nhiễm HPV: Cứ 1 trong 5 người bị ung thư mũi và xoang bị nhiễm HPV.
Các biện pháp chẩn đoán ung thư mũi và xoang
- Nội soi mũi
- Nội soi đại tràng
- Sinh thiết.
Phương pháp điều trị ung thư mũi và xoang:
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm giai đoạn chẩn đoán ung thư, mức độ lây lan và mức độ sức khỏe chung của bệnh nhân.
Điều trị có thể bao gồm:
- Phẫu thuật để loại bỏ khối u - điều này có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật lỗ khóa qua mũi (vi phẫu nội soi).
- Xạ trị - sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc phá hủy các mảnh nhỏ của khối u có thể để lại sau phẫu thuật.
- Hóa trị liệu - giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của khối u hoặc giảm nguy cơ ung thư quay trở lại sau phẫu thuật.
Theo Báo Giao thông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét