Đến 8h15 sáng nay 6/5, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu là 3.726.664 ca, trong đó có 258.293 người tử vong. Dịch bệnh có mặt tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ,. dịch bệnh co xu hướng hạ nhiệt ở hầu hết các nước, tuy nhiên vẫn xuất hiện nguy cơ một số ổ dịch mới.
Trong khi nhiều nước dịch bệnh có xu thế giảm thì số người mắc mới tại Mỹ vẫn cao ở mức 24.798 và số ca tử vong sau một đêm bất ngờ tăng vọt lên 2.350, gấp đôi ngày hôm qua. Tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại Mỹ hiện là 1.237.633 và 72.271 trường hợp.
Sau khi nhiều vùng bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế, Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe Mỹ (IHME) dự báo số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại quốc gia này sẽ tăng lên gấp đôi so với dự báo trước đây. Số ca tử vong sẽ tăng lên mức 134.475 vào ngày 4/8, gần gấp đôi so với con số dự báo 72.433 ca được đưa ra hôm 29/4 vừa qua.
Ngày hôm qua, Mỹ xác nhận đã có 15 trẻ em từ 2-15 tuổi phải nhập viện vì mắc triệu chứng của bệnh lạ nghi có liên quan tới COVID-19. Các trẻ em này đã có các triệu chứng sốc độc hay còn gọi là bệnh Kawasaki với triệu chứng là viêm mạch máu, bao gồm cả động mạch vành - hiếm gặp ở trẻ em. Chứng bệnh này cũng đã được phát hiện tại một số nước châu Âu trong vài tuần qua.
Đến sáng nay, Tây Ban Nha ghi nhận 250.561 ca mắc (tăng 2.260), trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha có thêm 185 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên 25.613 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca tử vong hàng ngày của quốc gia này ghi nhận dưới 200 người.
Theo Bộ Lao động Tây Ban Nha, hiện số người thất nghiệp tăng thêm 280.000 trong tháng 4 vừa qua, đưa tổng số người thất nghiệp tại quốc gia này lên 3,8 triệu người do ngành du lịch của nước này gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy trong 24 giờ qua có thêm 1.075 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 213.013 người. Số ca tử vong tại Italy đã tăng lên 29.315 (tăng 236 ca). Sau 55 ngày phong tỏa trên toàn quốc, Italy chính thức bước vào giai đoạn 2 tình trạng khẩn cấp.
Chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện ở Bergamo, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN )
Tại Anh, số ca tử vong đã lên tới 29.427 người, trở thành quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu Âu và thứ 2 trên thế giới. Trong 24 giờ qua, Anh ghi nhận 4.406 ca mắc bệnh và 693 ca tử vong vì dịch COVID-19.
Tại Pháp số ca nhiễm tử vong đã lên tới 25.531 người (tăng 330 ca), số ca tử vong là 25.531 (tăng 330).
Kể từ ngày 11/5, tại Pháp, sau khi dỡ bỏ phong toả các nghị sĩ khi tham gia cuộc họp toàn thể sẽ đeo khẩu trang, nhưng khi phát biểu thì phải để hở mặt. Thủ đô Paris sẽ có khoảng 30 phố đi bộ mới và 50 km đường dành cho xe đạp. Để hạn chế số lượng xe ô tô trong thành phố, chính quyền Paris sẽ gấp đôi số chỗ đỗ xe tại các cửa ngõ.
Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận 10.102 ca nhiễm mới, 95 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp nhiễm và tử vong lên 155.370 và 1.451. Hiện ở Nga có gần 50% số ca các nhiễm mới được ghi nhận không có biểu hiện lâm sàng.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nga. (Ảnh: TASS)
Đến sáng nay, khu vực ASEAN vẫn ghi nhận số ca nhiễm bệnh tăng mạnh ở Indonesia. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 484 ca mắc bệnh, nâng tổng số ca mắc lên 12.071 người.
Trước tình hình này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ký sắc lệnh hoãn cuộc bầu cử khu vực dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới.
Singapore tiếp tục ghi nhận một ngày có số ca nhiễm cao 632 người. Tổng số ca nhiễm tại quốc gia này hiện là 19.410. Số ca tử vong vẫn ghi nhận là 18 ca.
Tình hình dịch bệnh tại Thái Lan có chuyển biến tích cực khi nước này ghi nhận số ca mắc trong ngày thấp nhất trong vòng 2 tháng qua với chỉ 1 trường hợp. Thái Lan hiện có tổng cộng 2.988 bệnh nhân và 54 trường hợp tử vong.
H.Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét