Ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới trên 30 tuổi. Không phải bàn cãi rằng, đây là "cơn ác mộng" khiến nhiều chị em phải sợ hãi vì tỷ lệ mắc khá cao. Trung bình ở Việt Nam có hơn 4200 bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung mỗi năm và hơn 2400 người đã tử vong vì nó. Nói cách khác, hơn 1/2 số người bệnh không thể điều trị được và qua đời.
Những triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường rất giống như kỳ "đèn đỏ", cuối cùng khiến nhiều phụ nữ bỏ qua và đi khám muộn.
Theo các bác sĩ phụ sản thuộc Bệnh viện liên kết thứ ba của Đại học y Quảng Châu (Trung Quốc), cách tốt nhất để chặn đứng ung thư cổ tử cung chính là phải phòng bệnh từ sớm. Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ "vùng kín", chị em cũng nên tuân thủ thêm 6 việc nhỏ này để bảo vệ tử cung khỏe mạnh và ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ai đang trong độ tuổi 20 - 30:
1. Có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn
Bắt đầu từ bây giờ, chị em nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, đặc biệt là tránh các thực phẩm chiên và béo. Ngoài ra, hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì thể lực. Nếu cố gắng làm trong thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt.
Cũng theo nhiều chuyên gia cho hay, nếu chị em có ý định mang thai thì nên dùng vitamin tổng hợp mỗi ngày để đảm bảo lượng axit folic (400 – 800µg mỗi ngày). Tốt nhất là bắt đầu uống trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, duy trì liên tục 3 tháng thì sức khỏe sẽ được cải thiện.
2. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ
Nhiều người cho rằng cơ thể đang khỏe mạnh, sung sức thì chẳng việc gì phải đi khám sức khỏe liên tục làm gì. Thế nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi có những bệnh hoàn toàn không hề có triệu chứng hoặc giống với các bệnh khác, tới lúc bệnh nặng rồi thì đã quá muộn.
Bên cạnh đó, đối với riêng phụ nữ, trước khi đến khám thì hãy cố gắng lập danh sách những câu hỏi liên quan đến sức khỏe của bản thân. Bởi không ai hiểu rõ cơ thể của mình ngoài bạn, có thể có những dấu hiệu bệnh đang tiềm ẩn nhưng khi đi khám thì bác sĩ lại không chẩn đoán ra.
3. Nắm rõ tiền sử dịch tễ của gia đình
Ung thư là loại bệnh tuy không truyền nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền, nhất là khi bạn có người thân mắc ung thư. Mỗi phụ nữ cần tìm hiểu xem chị gái, mẹ hoặc bà của mình có bị ung thư vú hoặc bệnh tim trước tuổi 50 hay không. Nếu có, hãy lập tức đi khám càng sớm càng tốt để tránh trường hợp xấu nhất.
4. Duy trì thói quen xét nghiệm HPV
Từ 21 tuổi, các bạn nữ nên bắt đầu kiểm tra những bất thường trong tử cung bằng cách khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Còn nếu từ 30 – 65 tuổi, bạn cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm/lần. Tất cả những đợt xét nghiệm HPV đều rất hữu ích, vì hầu như các bệnh ung thư cổ tử cung đều xuất phát từ nhiễm tùng HPV.
5. Xét nghiệm HIV
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng đối với những chị em nào đã và đang có "quan hệ" đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ít nhất 1 năm/lần, chị em hãy đi khám và xét nghiệm để đề phòng mắc các bệnh khác như giang mai , viêm gan B hay bệnh lậu…
6. Kiểm tra huyết áp
Huyết áp của một người bình thường sẽ dao động dưới 120/80mmHg. Còn nếu ngược lại, chị em cần phải cẩn trọng trước nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Lúc này hãy cố gắng tăng tần suất xét nghiệm và sàng lọc bệnh tiểu đường lẫn cholesterol, bởi cao huyết áp là triệu chứng ban đầu của 2 căn bệnh này. Tốt nhất hãy đi khám sớm và được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.
Theo ICT Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét