Thheo đó, trưa ngày 29/4, gia đình bà Phạm Thị H. (thôn Gốc Mít, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) có dùng cơm trưa với thực đơn gồm thịt gà luộc, thịt ngan xào, canh rau cải, cơm, rượu ngâm cao ngựa, rượu ngâm quả nho.
Bưa ăn có 10 người tham gia (gồm 6 người trong nhà bà H. và 4 người thân từ Mường Khương xuống chơi).
Sau khi ăn khoảng 30 phút, 4 thành viên đột ngột xuất hiện nôn ói, tê chân tay, tê môi. Thấy vậy, gia đình bà H. đưa cả 4 người vào Bệnh viện huyện Bảo Thắng cấp cứu. Khi nhập viện, các bệnh nhân đều trong tình trạng lơ mơ, rối loạn tim mạch.
Xác định đây là các trường hợp ngộ độc ethanol, kíp cấp cứu đã nhanh chóng dùng thuốc vận mạch, súc rửa ruột bệnh nhân để đào thải các chất độc. Sau khoảng 2 giờ, cả 4 bệnh nhân đã ổn định trở lại, tiếp tục được theo dõi thêm tại viện.
Được biết, hiện các bệnh nhân nói trên đã ổn định sức khỏe và được xuất viện về nhà.
Một số loại rượu ngâm - Hình minh họa
Cục An toàn thực phẩm thông tin, sau khi nhận được báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã cử cán bộ phối hợp với Trung tâm Y tế huyện điều tra, xác minh vụ việc.
Các cơ quan nhận định, đây là vụ ngộ độc thực phẩm do rượu ngâm cao ngựa, chưa xác định được căn nguyên do không lấy được mẫu để gửi kiểm nghiệm.
Qua trường hợp trên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh 6 nguyên tắc sau:
1.Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
2. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
4. Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
6. Nếu có những triệu chứng khác thường sau khi uống rượu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Theo VietNamNet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét