Ngày nay, mặc dù khoa học xã hội và y tế đã có nhiều phát triển vượt bậc nhưng những căn bệnh nan y như ung thư vẫn chưa có cách điều trị tối đa. Hầu hết bệnh nhân ung thư chỉ có thể kéo dài sự sống nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Theo WHO, ung thư không chỉ là căn bệnh gây tổn hại sức khỏe của nhiều người mà còn ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và kinh tế, chính vì thế chẳng ai mong muốn đối mặt với căn bệnh này cả.
Mặc dù ung thư là "cơn ác mộng" nhưng có một số nhóm người cả đời sẽ không gặp phải rắc rối với chúng, điểm chung của nhóm người này đó là 5 thói quen dưới đây.
1. Người luôn giữ cân nặng vừa phải
Theo nghiên cứu, 1/5 số người tử vong vì ung thư có cân nặng thừa cân hoặc béo phì. Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc ung thư của một người lên 50% đối với ung thư nội mạc tử cung và ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, những người thừa cân thường lười vận động, không kiểm soát được chế độ ăn của mình. Đây lại chính là thói quen làm gia tăng ung thư, đặc biệt là ung thư như thực quản, đại trực tràng, vú, nội mạc tử cung và thận.
Chính vì vậy nếu muốn ngừa bệnh, mỗi chúng ta đều nên kiểm soát lượng calo mình nạp mỗi ngày, đồng thời chăm chỉ vận động.
2. Người không bao giờ sử dụng những thực phẩm bị mốc
Nếu bạn là một người có thói quen ném bỏ tất cả những gì bị mốc, xin chúc mừng vì bạn là đối tượng mà ung thư thường tránh xa.
Đồ ăn bị mốc từ lâu đã được khuyến cáo có thể gây ngộ độc, hoặc thậm chí gây ung thư nhưng nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng. Theo WHO, nếu đồ ăn bị mốc chứa aflatoxin , con người sẽ gia tăng nguy cơ ung thư gan.
Theo WHO, nếu đồ ăn bị mốc chứa aflatoxin, con người sẽ gia tăng nguy cơ ung thư gan.
Nấm mốc aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, đó là lý do vì sao WHO khuyến cáo tất cả mọi người không nên cố gắng ăn thực phẩm bị mốc mà hãy ném bỏ chúng.
3. Người thích ăn nhiều trái cây, rau quả
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (cơ quan thuộc tổ chức của WHO) kết luận rằng những người thường xuyên ăn thịt chế biến có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Ngược lại, trái cây và rau lại là những thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả bởi chúng chứa nhiều chất xơ. WHO lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Lancet, cho thấy rằng người Châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng thấp là do chế độ ăn uống nhiều chất xơ.
Trái cây và rau xanh là những thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả bởi chúng chứa nhiều chất xơ.
Nhưng vì sao chất xơ lại có tác dụng phòng ung thư? Lý do là bởi chất xơ có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tốc độ tiêu hóa, nó làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột.
4. Những người không bao giờ hút thuốc lá
Trung tâm y tế Mayoclinic tại Mỹ cho biết, sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào cũng có thể khiến bạn mắc ung thư. Thậm chí, ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc lá, nhưng chỉ cần tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi .
Điều này thực ra đã được WHO khuyến cáo từ lâu. Theo tổ chức này, hút thuốc lá chính là nguyên nhân giết chết khoảng 6 triệu người mỗi năm vì bệnh ung thư và những căn bệnh khác. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7000 hóa chất, trong đó có ít nhất 250 đã được khẳng định gây hại và hơn 50 loại chắc chắn gây ung thư.
Hút thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, thực quản, thanh quản, miệng, cổ họng, thận, bàng quang, tuyến tụy, dạ dày và cổ tử cung.
5. Người khám y tế và tiêm phòng đầy đủ
Trung tâm y tế Mayoclinic cho biết, một trong những cách phòng ngừa ung thư hiệu quả đó là phòng tránh mắc một số loại virus gây bệnh như viêm gan B, HPV...
Những người ít có nguy cơ mắc ung thư thường đã tiêm phòng:
- Viêm gan B: Viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Vắc-xin viêm gan B được khuyến nghị cho một số người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao. Đó là: Người có quan hệ tình dục đồng giới, người sống cùng với thành viên trong gia đình có người dương tính với viêm gan B, nhân viên y tế, công an, bảo vệ... có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể của người bệnh, người mắc bệnh gan mạn tính...
- Papillomavirus ở người (HPV): HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và một số bệnh tình dục khác. Vắc-xin HPV được khuyến nghị cho bé gái và bé trai từ khoảng 11 đến 12 tuổi.
Ngoài ra, kiểm tra y tế 6 tháng/lần cũng là một cách để phát hiện sớm và phòng ngừa nhiều loại ung thư như ung thư da, đại tràng, cổ tử cung và vú. Chỉ khi phát hiện bệnh sớm, chi phí điều trị của bạn mới được giảm tải và tiên lượng sống sẽ cao hơn.
Theo Trí thức trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét