Gia tộc 17 đời giàu có, con cháu toàn học ĐH Harvard, đang đối mặt với thử thách kế thừa


Gia tộc họ Bối thịnh vượng hơn 500 năm không chỉ phá bỏ lời nguyền "không ai giàu 3 đời" mà còn tạo nên huyền thoại có đến 17 đời giàu có trong lịch sử hiện đại. Họ cũng đã sinh ra vị thần kiến trúc Bối Duật Minh. Tuy nhiên, trước sự ra đi của 2 thế hệ tài năng đã qua, có thể gia đình "quý tộc" cuối cùng của Trung Quốc sẽ gặp phải bước ngoặt số phận.

Gia tộc giàu có, vinh hoa 17 đời

Có người từng mô tả về gia đình họ Bối rằng: "Lịch sử gia đình họ chính là lịch sử cận đại Trung Quốc". Hơn nữa, Bối gia chính là gia đình quý tộc cuối cùng ở Trung Quốc. Giờ đây, người ta thắc mắc liệu gia tộc họ có thể tiếp tục duy trì sự thịnh vượng trứ danh này hay không.

Tổ tiên của gia tộc họ Bối có thể bắt nguồn từ đời nhà Minh. Theo gia phả của Bối gia ở khu Ngô Trung, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Bối Lan Đường, người Chiết Giang chính là ông tổ của gia tộc này. Khi đó, Bối Lan Đường hành nghề y và bán thuốc để kiếm sống. Khí hậu quê hương dễ chịu, nhiều loại thảo mộc đâm chồi, rất nhiều người dân địa phương bán thảo mộc làm kế sinh nhai, sống bám núi, bám rừng và Bối Lan Đường cũng không ngoại lệ.

Gia tộc 17 đời giàu có, con cháu toàn học ĐH Harvard, đang đối mặt với thử thách kế thừa - Ảnh 2.

Hình ảnh hiếm hoi ở Bối gia vào thế kỷ trước.

Khi chiến tranh loạn lạc nổ ra, Bối Lan Đường đã đưa gia đình chuyển đến Giang Tô để lập nghiệp. Ông vẫn làm thầy lang bốc thuốc. Sau hơn nửa đời tích góp, các con trai ông đã đưa cơ sở kinh doanh thuốc nam của gia tộc họ Bối phát triển mạnh mẽ. Sau này, nhờ sự cần cù, nhiệt tình của con cháu, các bài thuốc không ngừng được cải tiến và quy mô kinh doanh trong dòng họ Bối ngày càng lớn mạnh.

Vào giữa đời nhà Thanh, thế hệ thứ 7 của nhà họ Bối đã trở nên cực kỳ giàu có ở Ngô Trung. Thậm chí, họ còn là một trong 4 gia tộc giàu có nhất tại Tô Châu thời điểm đó. Đây là khoảng thời gian Bố gia nổi tiếng xa gần. Thời điểm này, gia tộc họ Bối đã hoàn thành việc tích lũy của cải, tức là đã có "chiếc nồi vàng đầu tiên".

Sau khi gia tộc họ Bối bước sang đời thứ 13, xúc tu kinh doanh của họ bắt đầu mở rộng sang các lĩnh vực khác. Với những thành công liên tiếp, đại diện cho đời thứ 13 chính là Bối Nhuận Sinh. Ông trở thành vua chất tạo màu Thượng Hải nổi tiếng lúc bấy giờ. Với số tiền ít ỏi, ông đã mua được gần 1.000 bất động sản ở Thượng Hải và trở thành ông hoàng bất động sản thế hệ đầu tiên.

Bối Lý Thái cũng là đại diện xuất sắc của thế hệ thứ 13. Ông là một nhân tài thời đó, là người sáng lập Ngân hàng Thượng Hải. Con trai Bối Lý Thái, Bối Tổ Di là một chuyên gia tài chính lão luyện tại Trung Quốc, người đã nâng tầm ảnh hưởng của gia tộc đối với ngành tài chính nước nhà trong giai đoạn này.

Gia tộc 17 đời giàu có, con cháu toàn học ĐH Harvard, đang đối mặt với thử thách kế thừa - Ảnh 3.
Ông Bối Duật Minh, một trong những người thừa kế xuất sắc nhất của Bối gia.

Theo thông tin công khai, Bố Tổ Di vào trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vào năm 1914 và được cử đến Hồng Kông để thành lập chi nhánh tại đây vào năm 1918. Năm đó ông mới 16 tuổi. Đồng thời, ông cũng giữ chức vụ Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Trung ương tại Quảng Đông. Trong tình huống cận chiến hiện tại, Bối Tổ Di đã thể hiện tài năng của mình và khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên thịnh vượng. Ông là người đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và sau đó là Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Bối Duật Minh không chỉ là con trai của Bối Tổ Di mà còn là đại diện ưu tú cho thế hệ thứ 15 của gia tộc họ Bối. Ông còn là thiếu gia họ Bối nổi tiếng nhất từ trước đến nay. Được biết đến là "bậc thầy vĩ đại của kiến trúc hiện đại", Bối Duật Minh là tượng đài của ngành kiến trúc Trung Quốc. Thật không cường điệu khi mô tả ông ấy như một ngọn núi cao. Tất cả các giải thưởng trong lĩnh vực kiến trúc ông đã đều thu về tay.

Bối Duật Minh đến Mỹ vào những năm 1930, theo học kiến trúc tại Học viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard. Cộng đồng kiến ​​trúc Mỹ thậm chí còn tuyên bố năm 1979 là "năm của Bối Duật Minh". Ông đã giành được vô số giải thưởng lớn, chẳng hạn như HCV của Hiệp hội Kiến trúc Mỹ năm 1979, HCV Kiến trúc Pháp năm 1981, Giải thưởng Hoàng gia Nhật Bản năm 1989, Giải Pritzker năm 1983 và Huân chương Tự do do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trao tặng năm 1986.

Gia tộc 17 đời giàu có, con cháu toàn học ĐH Harvard, đang đối mặt với thử thách kế thừa - Ảnh 4.
Kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Bối Duật Minh.

Tất nhiên, Bối Duật Minh giành được những thành tựu vẻ vang như vậy không thể bỏ qua công lao của người vợ tận tụy Lữ Ái Linh. Chính vì bà Lữ giỏi nuôi dạy con cái nên Bối Duật Minh mới có thể phát huy hết tài năng, khả năng kiến trúc của mình, cho ra đời những tác phẩm vô song khiến thế giới phải kinh ngạc.

Tuy nhiên, do thế hệ bố mẹ quá xuất sắc, nhà họ Bối ở đời thứ 15 chính là đỉnh cao nổi tiếng, được công nhận về tài năng. Bối Duật Minh đã vượt qua thế hệ cha ông, trở thành đầu tàu cho gia tộc. Sau ông, những khó khăn và áp lực mà con cháu họ Bối phải đối mặt để gìn giữ và phát huy thanh danh gia tộc trở thành thử thách chưa từng có.

Bước ngoặt của gia tộc

Dù là Bối Lan Đường, thủy tổ gia tộc hay Bối Nhuận Sinh, Bối Lý Thái, Bối Duật Minh... tất cả họ đều dựa vào sự siêng năng, tinh tế và kỹ năng nổi bật để đạt được thành công đỉnh cao. Sang đến thế hệ hậu duệ (đời thứ 16 và 17), dường như không có những nhân vật nổi bật thực sự. Nói cách khác, ở góc độ thừa kế nhân tài, 2 thế hệ này đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo.

Các con của Bối Duật Minh chịu ảnh hưởng từ bố khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, họ đã cống hiến hết mình cho ngành xây dựng và sở hữu văn phòng kiến trúc của riêng mình. Tuy nhiên, dù có được coi là những tài năng xuất chúng thì thành tích của 2 anh em họ vẫn không là gì so với Bối Duật Minh.

Gia tộc 17 đời giàu có, con cháu toàn học ĐH Harvard, đang đối mặt với thử thách kế thừa - Ảnh 5.
Ông Bối Duật Minh cùng các con cháu của mình.

Hai cháu của Bối Duật Minh thì không yêu thích kiến trúc, mà có đam mê với ngoại giao và thương mại quốc tế. Năm 2007, cô cháu gái Olivia Pei vừa tốt nghiệp đã đủ tư cách tham gia vũ hội hoàng gia Le Bal des debutantes tại Paris, Pháp. Đây là lễ trưởng thành hàng đầu thế giới, chỉ dành cho những tiểu thư cành vàng lá ngọc đến từ những gia đình giàu có thượng lưu bậc nhất thế giới. Đến Ivanka Trump dù cố gắng hết sức cũng không thể góp mặt thì bạn cũng hình dung được vũ hội này danh tiếng thế nào. Do đó, việc được dự vũ hội không những phản ánh năng lực của Olivia mà còn cho thấy uy tín và tầm ảnh hưởng của gia tộc họ Bối lúc bấy giờ.

Cho đến nay, dù con cháu họ Bối cũng có tài nhưng phần lớn sống dưới cái bóng của ông nội, chưa tạo được thành tựu độc lập bằng chính năng lực của mình. Đây là bước ngoặt trực tiếp của gia tộc hay là số phận của họ?  Vầng hào quang và vinh quang của dòng họ Bối đều phụ thuộc vào nghị lực của những người con, người cháu này. Nhưng rõ ràng theo thông tin đại chúng hiện tại thì họ chưa có khả năng vượt qua các bậc tiền bối.

Bảo Linh

Adblock test (Why?)

Share on Google Plus

About Nam Hải

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét